PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIAO TIẾP Ở HỌC SINH

Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng đối với học sinh. Giáo viên, phòng tuyển sinh đại học và các nhà tuyển dụng dành nhiều mong đợi ở những học sinh có khả năng giao tiếp hiệu quả. Nếu con bạn đang gặp khó khăn trong kĩ năng giao tiếp, các chiến lược sau đây có thể hữu ích:

Dành thời gian nói chuyện với con bạn.

Giữa trường học, thể thao, các dự án dịch vụ, công ăn việc làm và các hoạt động khác, có thể khó dành ra thời gian rảnh rỗi. Nhưng điều quan trọng vẫn là tiếp tục trò chuyện. Nói chuyện là cách thực hành tốt cho những tương tác mà con bạn có với những người bên ngoài gia đình bạn. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian ở bên cạnh con bạn nhiều hơn, ví dụ như lên lịch đi bộ và nói chuyện hàng tuần hoặc bữa tối gia đình (không có TV)…

  • Giải quyết các chủ đề cụ thể.

Ngay cả khi con bạn không đọc báo, các sự kiện tin tức sẽ được phát trên TV và radio, các con cũng có thể tham gia trên phương tiện truyền thông xã hội và trong các cuộc thảo luận trong và ngoài lớp học. Khó khăn về ngôn ngữ có thể làm cho một số học sinh miễn cưỡng tham gia vào các cuộc hội thoại này. Nói chuyện với bạn về các sự kiện đang diễn ra – đặc biệt là các sự kiện phức tạp – có thể giúp con của bạn phân loại suy nghĩ của mình về một chủ đề cụ thể. Điều này có thể giúp con bạn dễ dàng hơn khi nói một ý kiến.

  • Luyện tập kỹ năng lắng nghe.

Hơn bao giờ hết, con bạn được trông đợi sẽ tập trung chú ý khi ai đó đang nói chuyện với nó. Giáo viên, cố vấn học tập và bạn bè của các con muốn đảm bảo rằng những gì họ nói được lắng nghe và được hiểu. Khuyến khích con bạn lịch sự đặt câu hỏi khi con chưa hiểu một một vấn đề gì đó. Và trong khi con bạn đang nói chuyện với bạn, hãy cố gắng hết sức chú ý. Hãy cho con bạn thấy kĩ năng biết lắng nghe là như thế nào bằng cách chứng minh nó trong thực tiễn chứ không chứ không chỉ là nói suông.

  • Tạo ra các mẫu hội thoại thông thường

Những người nhỏ tuổi thường nghĩ mình sẽ nói những chuyện nhỏ với người lớn. Điều đó có thể làm nản lòng cho những đứa trẻ có khả năng về giao tiếp. Tìm kiếm sự tương đồng của con bạn với người sẽ cùng con bạn luyện tập . Sau khi con bạn kết thúc nói với bạn điều gì đó, hãy lặp lại một phần những gì đã nói. Sau đó, tiếp tục với câu hỏi có liên quan: “Bài kiểm tra vào tuần tới có vẻ khó. Con dự định sẽ ôn bài như thế nào?” Sau đó hãy kể về ngày của bạn và yêu cầu con của bạn một cái gì đó liên quan. Theo thời gian, con bạn sẽ cảm thấy tự nhiên hơn và ít bị ép buộc hơn.

  • Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội làm chủ đề chuẩn bị cho cuộc trò chuyện.

Con bạn có sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như Twitter hay Instagram không? Các status và ảnh được đăng bởi những người mà con bạn theo dõi có thể cung cấp chủ đề nói chuyện cho lần tiếp theo họ gặp, ví dụ như: “Này, chuyến du lịch tuần trước như thế nào?” Tương tự như vậy, nếu con bạn không có xu hướng mở đầu trò chuyện, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của trẻ có thể giúp bạn bè dễ dàng tiếp cận trực tiếp hơn.

  • Hội thoại nhập vai.

Những đứa trẻ  biết trước các tình huống thì sẽ cảm thấy tự tin hơn khi hóa thân vào hoàn cảnh đó. Cho dù đó là một hội chợ đại học hay vũ hội, hãy luyện tập cho con bạn những gì nên nói với người khác, và khi nào, trong sự kiện nào.. Thay phiên nhau đóng vai mỗi nhân vật để con bạn có thể suy nghĩ qua các kịch bản và đưa ra các phản hồi khác nhau.

  • Làm rõ ngôn ngữ cơ thể.

Trẻ em thường gặp khó khăn trong việc đưa ra các tín hiệu không lời nói, được gọi là ngôn ngữ cơ thể. Trẻ có thể không nhận thức được ngôn ngữ cơ thể của mình. Nhưng ngôn ngữ cơ thể có thể ảnh hưởng đến cách con của bạn được đánh giá trong các cuộc phỏng vấn cho các trường đại học, các chương trình hoặc việc làm.

Trước một cuộc phỏng vấn, hãy quay video con bạn trả lời các câu hỏi thực hành. Sau đó, xem lại video với nhau và đưa ra các gợi ý để cải thiện.

  • Chơi trò chơi chữ.

Rất nhiều trò chơi cổ điển khuyến khích kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ em có vấn đề về giao tiếp hoặc học tập khác. Thêm vào đó, con bạn có thể không nhận thức được sự tương tác đang diễn ra với những người khác bởi vì trò chơi rất thú vị.

  • Hãy cùng nhau đánh giá

Thanh thiếu niên thường được hỏi bởi bạn bè, các nhà tuyển dụngvà nhân viên tuyển sinh đại học những gì các em đang đọc và xem. Cùng nhau, chọn một cuốn sách, phim hoặc thậm chí là buổi biểu diễn trực tiếp để trải nghiệm.

Sau đó, nhắc lại những điểm nổi bật: “Con thích và không thích gì về cốt truyện và các nhân vật? Có vấn đề gì mà con không hiểu không?…” Điều này giúp con bạn có được kỹ năng quan trọng khi nói chuyện với những người khác.

Khuyến khích con bạn thường xuyên ghi nhật ký hoặc viết blog

Giữ nhật ký hoặc ghi nhật ký là một cách tự nhiên để con bạn thể hiện suy nghĩ và cảm xúc. Viết về các hoạt động hàng ngày cho phép một người suy nghĩ qua các ý tưởng và cảm thấy được chuẩn bị và tự tin hơn khi đến lúc nói chuyện với người khác.

Diệu Khanh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *