PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC Ở HỌC SINH

Kĩ năng tự học là gì?
Nói một cách đơn giản, tự học là khi học sinh tự đặt mục tiêu, tự theo dõi và đánh giá sự phát triển trong việc học tập của riêng mình, để các em có thể quản lý động lực của chính mình đối với việc học.

Tại sao kĩ năng tự học lại rất quan trọng?
Lĩ năng tự học giúp học sinh tự khám phá rằng chính mình là cốt lõi của việc học. Tự phát hiện ra vấn đề từ một nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra sẽ khiến học sinh thực sự quan tâm và tìm thấy thử thách, và cảm giác mà các em đạt được từ việc tự định hướng, là phần thưởng tuyệt vời cho người học cũng như là một công cụ cuộc sống đáng kinh ngạc.
Khuyến khích học sinh trở thành những người học độc lập, không chỉ mang đến nhiều lợi ích to lớn, mà còn là một cách mang lại sự tiến bộ nhanh chóng cho các em mà không tốn kém nhiều chi phí.

Sau đây là 9 cách để phát triển kĩ năng tự học ở học sinh:
1. Tạo cho học sinh cơ hội được tự giám sát, tự quản lý.
Kĩ năng tự giám sát phụ thuộc vào 2 quá trình: Thiết lập mục tiêu và nhận phản hồi từ những người khác và từ chính bản thân các em. Bạn có thể khuyến khích học sinh của mình tự giám sát bằng cách giúp các em phát triển việc đánh giá bản thân và bạn bè xung quanh để xem liệu các chiến lược mà các em đang sử dụng có hiệu quả để đạt được mục tiêu học tập hay không.

2. Sử dụng bộ câu hỏi làm “giàn giáo” để học độc lập
Mục tiêu ở đây là việc chuyển giao từng bước trách nhiệm từ giáo viên cho học sinh. Giáo viên phải phát triển bài giảng trên lớp hiệu quả, yêu cầu cao hơn, các câu hỏi mở, đáp ứng linh hoạt với phản ứng của học sinh để thúc đẩy tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề và hiểu biết sâu sắc hơn.

3. Làm mẫu cho học sinh
Khuyến khích học sinh mô hình hóa các thao tác của bạn thành mẫu. Ví dụ, bằng cách làm mẫu cho học sinh cách phân loại thông tin thì sẽ làm cho các em dễ tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn.

4. Tăng cường giao tiếp, trao đổi về việc học tập với học sinh
Điều này giúp học sinh hiểu rõ hơn các bước liên quan đến học tập, hiểu phong cách học tập cá nhân của riêng mình và giúp các em chia sẻ suy nghĩ của mình.

5. Cung cấp phản hồi bằng văn bản hoặc bằng miệng về bài tập trên lớp và bài tập về nhà
Đây là một cách hay để cải thiện sự tự tin của học sinh khi làm việc độc lập. Hạn chế sử dụng điểm số đạt được của bài tập, thay vào đó, bạn nên đưa ra những lời nhận xét, góp ý, phản hồi, chỉ ra cụ thể cho học sinh thấy trong bài làm của mình có chỗ nào tốt, chỗ nào còn chưa đạt, chỗ nào cần sửa, cần sửa như thế nào,… Bạn cũng nên đưa ra thang điểm đánh giá dựa trên mức độ tiến bộ của học sinh theo quá trình.

6. Khuyến khích cộng tác, làm việc nhóm
Cho học sinh của bạn cơ hội thường xuyên để hoàn thành nhiệm vụ nhóm và khuyến khích các em học hỏi lẫn nhau đồng thời phát triển ý tưởng của riêng mình thay vì luôn tìm kiếm câu trả lời cho giáo viên.

7. Cho học sinh lựa chọn và khuyến khích học sinh đặt ra mục tiêu học tập của riêng mình
Việc cho học sinh tự lựa chọn sẽ giúp các em có thể suy nghĩ về sở thích riêng của mình và nắm quyền học tập của mình, điều này sẽ làm cho học sinh của bạn cảm thấy được trao quyền và kiểm soát việc học của chính mình.

8. Cho học sinh tham gia vào việc xây dựng bài học
Yêu cầu học sinh của bạn cùng tham gia vào tiến trình tổ chức bài học sẽ giúp các em cảm thấy rằng mình có trách nhiệm và tham gia vào việc học tập của chính họ. Quay lại 1 video phản ánh có thể giúp bạn nhận ra mức độ tham gia của học sinh trong một bài học và giúp bạn lập kế hoạch thực hành của mình tốt hơn.

9. Khuyến khích học sinh tư suy, phản xạ
Gợi ý cho học sinh của bạn giữ một ‘cuốn nhật ký học tập’ có thể giúp các em theo dõi việc học của mình và theo dõi sự tiến bộ của mình. Hy vọng rằng sự tự tin của họ sẽ tăng lên khi họ nhìn lại và nhận thức được họ đã đi được bao xa trong suốt năm học.

Diệu Khanh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *