RÈN LUYỆN THỂ LỰC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG HỌC

Giáo dục thể chất là một phần không thể thiếu trong toàn bộ chương trình giáo dục của mọi trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 12.
Các chương trình giáo dục thể chất có chất lượng là rất cần thiết để tăng cường năng lực thể chất, sức khỏe, kĩ năng tự chịu trách nhiệm và hưởng thụ hoạt động thể chất cho tất cả các học sinh để các em luôn luôn có thể vận động cơ thể. Các chương trình giáo dục thể chất chỉ có thể đem lại được những lợi ích này nếu chúng được lập kế hoạch tốt và được thực hiện tốt.

Vì sao học sinh cần được rèn luyện thể chất?
1. Cải thiện thể chất thể chất: Rèn luyện thể chất giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp của trẻ em, tính linh hoạt, độ bền cơ bắp, các bộ phận trên cơ thể và độ bền của tim mạch.2. Phát triển kỹ năng: Phát triển kỹ năng vận động, cho phép tham gia an toàn, thành công và thoải mái trong các hoạt động thể chất.
3. Hoạt động thể chất thường xuyên, lành mạnh: Cung cấp một loạt các hoạt động phát triển phù hợp cho tất cả trẻ em.
4. Hỗ trợ các lĩnh vực khác: Tăng cường kiến thức học được qua chương trình giảng dạy. Giáo dục thể chất không chỉ giú học sinh phát triển về thể chất mà còn cải thiện trí não, giảm thiểu căng thẳng, giúp các em chiếm lĩnh tốt hơn nội dung trong khoa học, toán học và nghiên cứu xã hội.5. Nâng cao ý thức tự kỷ luật: Tạo điều kiện phát triển trách nhiệm của học sinh đối với sức khỏe và thể lực của chính bản thân mình. Các động tác thể dục, các quy tắc, quy định của các trò chơi vận động sẽ giúp các em hình thành thói quen tự giác, kỉ luật tốt.
6. Rèn luyện óc phán đoán: Chất lượng giáo dục thể chất có thể ảnh hưởng đến việc rèn luyện phẩm chất, kĩ năng cho học sinh. Học sinh có cơ hội để đảm nhận vị trí điều khiển, chỉ huy, hợp tác với những người khác và chấp nhận trách nhiệm đối với hành vi của chính họ.
7. Giảm căng thẳng: Hoạt động thể chất là một biện pháp tốt để giải phóng căng thẳng và lo lắng, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định tâm lý và khả năng phục hồi cảm xúc.

8. Tăng cường các mối quan hệ đồng đẳng: Giáo dục thể chất là một yếu tố quan trọng trong việc giúp trẻ em giao tiếp với những người khác một cách thành công và tạo cơ hội cho các em học hỏi những kỹ năng tích cực từ mọi người. Đặc biệt là trong thời thơ ấu và tuổi vị thành niên, việc tham gia vào các đội văn nghệ, trò chơi và thể thao là một phần quan trọng của văn hóa đồng đẳng.
9. Cải thiện sự tự tin và lòng tự trọng: Giáo dục thể chất thấm nhuần một ý thức mạnh mẽ hơn về bản thân ở trẻ em dựa trên sự thành thạo các kỹ năng. Các em sẽ trở nên tự tin hơn, quyết đoán, độc lập và tự chủ hơn trong mọi việc.
10. Trải nghiệm đặt mục tiêu cho chính mình: Giáo dục thể chất cung cấp cho trẻ cơ hội để đặt ra và phấn đấu cho các mục tiêu cá nhân cần đạt được.

Một số cách để phát triển việc rèn luyện thể chất cho học sinh trong nhà trường:
– Cho phép trẻ tham gia các môn thể thao đồng đội. Các môn thể thao đồng đội khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh và giúp trẻ hợp tác và làm việc cùng nhau để hướng tới một mục tiêu chung. Các em có thể học cách giao tiếp tích cực với nhau trong một môi trường xã hội, đồng thời cùng chạy, nhảy và chơi đùa với nhau.
– Kết hợp các hoạt động cá nhân vào chương trình giáo dục thể chất. Các hoạt động cá nhân không yêu cầu tổ chức theo một nhóm, đội, chẳng hạn như yoga, tập tạ, thể dục nhịp điệu,…. Đây là thời gian tuyệt vời để dạy cho các em những kiến thức và kĩ năng cơ bản trong một môi trường an toàn và có hỗ trợ, để phát triển kĩ năng của những hoạt động này cho cả tương lai về sau.
– Lập các nhóm nhỏ. Trong các lớp học lớn, chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm năm hoặc sáu học sinh để tìm hiểu các kỹ năng cơ bản của một môn thể thao hoặc hoạt động sẽ giúp cải thiện kỹ năng thể chất, kỹ năng xã hội và làm việc nhóm. Bạn có thể yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một hoạt động cụ thể và để các nhóm xoay vòng sau mỗi 10 phút hoặc lâu hơn.
– Lập kế hoạch hoạt động cho tất cả học sinh. Một chương trình giảng dạy được thiết kế tốt sẽ có các hoạt động phù hợp với mọi nhu cầu của học sinh.

Diệu Khanh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *