Trình bày một thông tin hay một vấn đề một cách rõ ràng và hiệu quả là một trong những những năng quan trọng để truyền tải thông điệp hoặc quan điểm của bạn, và ngày nay, kỹ năng thuyết trình là không thể thiếu ở hầu hết mọi lĩnh vực.

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Cho dù bạn là học sinh, sinh viên, quản lí hay làm hành chính, nếu bạn muốn khởi nghiệp hay xin vào một vị trí đang tuyển dụng, bạn bắt buộc phải trình bày phần thuyết trình của mình. Điều này dường như gây trở ngại cho rất nhiều người. Vậy thì những chỉ dẫn sau đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn: Trong trường hợp bạn thuyết trình với powerpoint, thì việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm vẫn phải là trau dồi kĩ năng nói của mình. Để có được một bài thuyết trình có sức lôi cuốn và truyền cảm hứng đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị và luyện tập. Và không nhất thiết rằng phải có Powerpoint thì bài thuyết trình của bạn mới thành công!

Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài chỉ dẫn giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình, và nếu bạn đã là một diễn giả chuyên nghiệp, thì hi vọng chúng sẽ nâng mức của bạn từ tốt lên xuất sắc.

Thuyết trình là gì?

Thuyết trình là một cách thức giao tiếp có thể đáp ứng nhiều hoàn cảnh nói, ví dụ như nói trước một nhóm người, trong một hội nghị hoặc khi hướng dẫn một đội nào đấy. Sự chuẩn bị từng bước, các phương pháp và cách thức thuyết trình phải được cân nhắc.

Chuẩn bị bài thuyết trình

Sự chuẩn bị là một trong những phần quan trọng nhất để tạo nên một bài thuyết trình thành công. Đây là bước nền tảng quan trọng và bạn hoàn toàn không nên bỏ qua.

kỹ năng thuyết trình

Tổ chức ngữ liệu

Cho dù trong hoàn cảnh trang trọng hay không trang trọng, bạn luôn phải đặt mục tiêu là có được sự truyền đạt rõ ràng và chặt chẽ. Bạn phải biết chính xác bạn cần nói gì và nói theo trình tự như thế nào. Luận điểm rõ ràng và sự tổ chức tốt sẽ đem đến hiệu quả sinh động, logic và hấp dẫn cho thông điệp được nói đến trong bài thuyết trình.

Viết bài thuyết trình ra giấy

Trước khi viết bài thuyết trình, bạn cần phát triển quan điểm của mình, hình dung về các ý chính và dẫn chứng cho vấn đề sắp được nói đến.

Lựa chọn phương pháp thuyết trình

Một khi bạn đã quyết định về thông điệp chính của mình và suy nghĩ về việc tổ chức ngữ liệu, thì việc tiếp theo bạn cần nghĩ đến đó là bạn sẽ trình bày chúng như thế nào. Bài thuyết trình của bạn có thể có hình thức trang trọng hoặc thân mật, và sự lựa chọn phương pháp thuyết trình sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm người nghe, địa điểm, điều kiện tổ chức,…

Đưa ra các ghi chú cần thiết

Rất ít người có khả năng thuyết trình mà không cần dựa vào các ghi chú. Bạn cần phải biết rõ khả năng của mình để quyết định làm cách nào tốt nhất cho bài thuyết trình. Bạn có thể kiểm soát lời nói của mình qua toàn bộ văn bản, qua các ghi chú và những từ khóa trong một tờ giấy nhỏ hoặc là sơ đồ tư duy.

Sử dụng các thiết bị trực quan

Hầu hết các thiết bị trực quan sẽ cần chuẩn bị trước và cần được điều khiển một cách hiệu quả. Chỉ sử dụng thiết bị trực quan nếu cần thiết để duy trì sự chú ý và hỗ trợ người nghe hiểu rõ ván đề. Không sử dụng chúng chỉ để chứng minh khả năng sử dụng công nghệ của bạn. Nếu các thiết bị trực quan được sử dụng tốt, chúng sẽ nâng tầm bài thuyết tình bằng cách thêm tác động và tăng cường sự tham gia của khán giả, nhưng ngược lại, chúng có thể hủy hoại bài thuyết trình của bạn.

Trình bày số liệu

Có những lúc sử dụng số liệu trong bài thuyết trình thực sự sẽ giúp bạn kể câu chuyện thuyết phục hơn. Nhưng điều quan trọng là không được làm rối người nghe bằng số liệu thống kê, và cũng nên nhớ rằng nhiều người thấy số liệu là rất khó hiểu.

Vượt qua sự lo lắng của bản thân

Cảm thấy lo lắng trước khi thuyết trình là điều hoàn toàn tự nhiên. Nhưng không sao, có một số chiến lược và kỹ thuật đã được thử nghiệm để quản lý dây thần kinh của bạn để bạn có thể tập trung vào việc cung cấp một bài thuyết trình hiệu quả và hấp dẫn.

Xử lý các câu hỏi

Quyết định cách thức và thời điểm bạn muốn giải đáp các câu hỏi. Một số diễn giả thích các câu hỏi được nêu lên khi chúng xuất hiện trong khi trình bày trong khi những người khác thích giải quyết các câu hỏi ở phần cuối. Khi bắt đầu bản trình bày của bạn, bạn nên làm rõ tùy chọn của mình với khán giả.

Thể hiện cá tính trong bài thuyết trình

Cuối cùng, cách bạn thể hiện bản thân có thể ảnh hưởng đến cách khán giả phản hồi bài thuyết trình của bạn. Phong cách và cá tính của bản thân bạn sẽ là điều đặc biệt khiến bạn trử nên thu hút, nổi bật và khác biệt so với những người khác. Điều đó sẽ giúp khán giả có ấn tượng với bạn và bài thuyết trình của bạn hơn. Chúc các bạn thành công!

_Diệu Khanh_

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *