Kỹ năng sống là gì?
Giáo viên đôi khi miêu tả những kỹ năng này như là kỹ năng “học cách học”, chúng được phát triển qua những hoạt động hằng ngày.
Dưới đây, chúng tôi đề nghị bảy kỹ năng quan trọng và vài cách đơn giản để duy trì.
1. Tập trung và tự kiểm soát
Trẻ con khôn lớn theo lịch trình, thói quen, sở thích, những điều này không chỉ mang đến sự an tâm mà còn giúp trẻ học được khả năng tự kiểm soát và tập trung. Nói cho trẻ biết về cái gì bạn đang mong đợi mỗi ngày. Dọn dẹp nhà của bạn để trẻ biết chỗ nào để giày, chỗ nào để áo khoác và các đồ dùng cá nhân. Chúng ta sống trong thế giới sôi động và đầy phân tâm, vì vậy các hoạt động cần sự tĩnh lặng giống như đọc sách có thể giúp trẻ chậm lại và làm tăng sự tập trung.
2. Tiếp nhận quan điểm
Để ý đến quan điểm của người khác không đến với hầu hết trẻ em một cách tự nhiên, nhưng có thể dần được phát triển. Ví dụ, khi trao đổi về cảm xúc nhân vật và động lực trong quyển sách bạn đọc, trẻ sẽ hỏi “Con tự hỏi tại sao con mèo và con lợn không giúp đỡ con gà con”. Để ý đến cảm xúc của người khác, trẻ sẽ hỏi ví dụ: “Alex thực sự buồn tới mức chẳng quay đầu lại. Con tự hỏi chúng ta có thể làm gì để bạn ấy thấy tốt hơn”.
3. Giao tiếp
Trẻ cần những tương tác cá nhân hàng ngày để xây dựng các kỹ năng cảm xúc xã hội, gồm khả năng hiểu và giao tiếp với người khác. Dù tốc độ phát triển những kỹ năng này có thể khác nhau, trẻ cần học cách “đọc những dấu hiệu” và học cách lắng nghe. Chúng phải xem chúng muốn những gì trong khi giao tiếp và cách hiệu quả nhất để chia sẻ với người khác. Nói chuyện với người lớn có thể xây dựng những kỹ năng này. Dành thời gian lắng nghe và đáp ứng trẻ.
4. Liên kết
Cách học đúng, theo Galinsky, xảy ra khi chúng ta có thể nhìn thấy sự kết nối giữa các vật khác nhau. Chúng ta tạo ra càng nhiều sự kết nối chúng ta sẽ có một thế giới ý nghĩa hơn. Những đứa trẻ ít tuổi hơn bắt đầu thấy được sự kết nối khi chúng phân loại những đồ vật trong nhà như đồ chơi và bít tất. Các hoạt động đơn giản, như chọn quần áo phù hợp với thời tiết cũng giúp trẻ xây dựng sự kết nối. Chỉ ra những kết nối trừu tượng hơn trong cuộc sống, hoặc trong các câu chuyện bạn đọc, ví dụ, “Quyển sách này gợi cho bố (mẹ) nhớ về thời gian chúng ta đi nhặt vỏ sò trên bãi biển”.
5. Tư duy phản biện
Chúng ta sống trong một thế giới phức tạp đòi hỏi người lớn phải phân tích thông tin và đưa ra quyết định vô số việc hằng ngày. Một trong những cách tốt nhất để xây dựng tư duy phản biện là thông qua những trò chơi phong phú, kết thúc mở. Hằng ngày con bạn phải có thời gian chơi một mình hoặc chơi với bạn bè. Những trò chơi này có thể là đóng vai (giả vờ làm lính cứu hỏa hoặc những siêu anh hùng), chơi lắp ghép, chơi các loại cờ, hoặc chơi các trò chơi thể chất ngoài trời, ví dụ như chơi trốn tìm. Thông qua các trò chơi, trẻ hình thành tư duy, mạo hiểm, đưa ra ý kiến, mắc lỗi và tìm cách giải quyết – tất cả các nhân tố quan trọng để xây dựng tư duy phản biện.
6. Chấp nhận thử thách
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất con người có thể trưởng thành trong cuộc sống đó là sự phục hồi – có thể chấp nhận những thử thách, vươn lên từ thất bại, cố gắng. Trẻ học cách chấp nhận thử thách khi chúng ta tạo ra môi trường đúng đắn – không bị hạn chế, nhưng đủ để chúng cảm thấy an toàn. Khuyến khích trẻ tiếp cận với các điều mới và cho phép rủi ro hợp lý, ví dụ như trèo cây hoặc đi xe đạp. Đưa ra thử thách mới khi trẻ đã sẵn sàng, ví dụ: “Mẹ nghĩ, con đã sẵn sàng để buộc dây giày. Cứ thử đi!”. Chú trọng vào quá trình hơn thành tựu: “Học buộc dây giày rất khó nhưng con phải cố gắng. Tốt lắm.”
7. Lãnh đạo bản thân, ham học hỏi
Một đứa trẻ thích học sẽ trở thành người lớn ít khi gặp chuyện buồn trong cuộc sống. Khuyến khích việc học, hạn chế xem ti vi, khuyến khích đọc nhiều, chơi, và khám phá các hoạt động có kết thúc mở. Khuyến khích sự tò mò và nhiệt tình học hỏi bằng việc cùng nhau đến thư viện, giữ đồ thủ công, tự làm đồ chơi, chấp nhận đôi chút bừa bộn do con gây ra.
Nghe theo những lời khuyên đơn giản này, bạn có thể dễ dàng giúp con bạn xây dựng những kỹ năng cơ bản.