Tất cả chúng ta đều phải giải quyết vấn đề hàng ngày. Giải quyết vấn đề không phải là kỹ năng mà người ta sinh ra đã có mà nó cần được rèn luyện theo thời gian với việc thực hành và rút kinh nghiệm. Kỹ năng giải quyết vấn đề là rất cần thiết và đó là kĩ năng mà hầu hết trẻ em không có cho đến khi chúng được học tập và rèn luyện tốt.
Phần lớn các bài học của trẻ tập trung vào việc ghi nhớ, như màu sắc, bảng chữ cái, các phép tính cộng trừ nhân chia… Khả năng nhận thức, rút ra kết luận và giải quyết vấn đề có thể được học cùng một lúc mà không ảnh hưởng đến việc ghi nhớ. Vì hầu hết các vấn đề không thể được giải quyết bằng cách ghi nhớ câu trả lời đúng, nhưng thông qua việc phân tích khiến trẻ quen với việc đạt được kết luận của riêng mình. Đó là một năng lực rất cần thiết trong tương lai.
Trẻ em bắt đầu học cách tư duy về môi trường xung quanh từ khi còn nhỏ, ngay cả khi chúng bắt đầu học màu sắc và số. Khi bộ não của trẻ phát triển, điều quan trọng là phát triển khả năng trẻ phát hiện các vấn đề và cách để giải quyết chúng. Ví dụ đơn giản như một cuốn sách trình bày một vấn đề ngay từ đầu, sau đó có đứa trẻ tìm kiếm các dẫn chứng trong sách…
Sau đây là một số phương pháp giúp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ:
- Xác định vấn đề
Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng những người giải quyết vấn đề thiếu kinh nghiệm thường không biết họ đang giải quyết cái gì hay câu hỏi nào đang được đưa ra. Hãy nhắc nhở học sinh đọc kỹ đề bài và đảm bảo các em hiểu đề bài muốn nói gì và các em sẽ phải có nhiệm vụ gì.
- Xác định lượng thông tin
Xác định thông tin nào được cung cấp và thông tin nào bị thiếu. Điều này giúp học sinh xác định những gì họ cần biết để giải quyết vấn đề.
- Đặt câu hỏi
Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi để giúp các em lấp đầy các khoảng trống. Đáng chú ý là để có thêm thông tin hoặc có thể đưa ra các giả định hợp lý để giúp giải quyết vấn đề. Yêu cầu học sinh suy nghĩ về cách thông tin bổ sung giúp thay đổi các giả định hoặc giả thuyết ban đầu.
- Đưa ra các giải pháp khả thi
Khuyến khích học sinh tiếp cận các giải pháp theo những cách khác nhau và trao đổi trong quá trình suy nghĩ, tư duy của các em. Thông thường, học sinh có thể trả lời câu hỏi của chính các em khi nói chuyện, giáo viên có thể hiểu được quá trình suy nghĩ của các em và chuyển hướng khi cần thiết. Sử dụng đạo cụ, vẽ tranh, viết ra hay sử dụng bất kỳ chiến lược nào để giúp học sinh thành thạo.
- Đánh giá các giải pháp tiềm năng và xác định câu trả lời
Khuyến khích học sinh kiểm tra kỹ và đảm bảo giải pháp của các em thực sự trả lời cho vấn đề chính. Thực tế kiểm tra giải pháp để đảm bảo giải pháp có ý nghĩa trong ngữ cảnh của vấn đề được đưa ra.
- Luyện tập, luyện tập, luyện tập!
Có phương pháp để giải quyết vấn đề là quan trọng nhưng không đủ. Việc trải qua quá trình giải quyết vấn đề sẽ giúp xây dựng sự tự tin cũng như năng lực thực tiến của học sinh. Thực hành giải quyết các loại vấn đề khác nhau và chọn các vấn đề hấp dẫn, phù hợp và thú vị đối với học sinh của bạn.
- Không ngừng động viên học sinh
Khen ngợi sự nỗ lực và khuyến khích học sinh học từ những sai lầm để các em trở thành người có kinh nghiệm giải quyết vấn đề, trở nên thoải mái hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình và luôn sẵn sàng để giải quyết các vấn đề mới.