SỰ IM LẶNG TRONG GIAO TIẾP

Bạn đã bao giờ rơi vào trạng thái 1000 câu hỏi vì sao khi đang cãi nhau mà người yêu bạn lại bỏ đi, bạn đã bao giờ cứ im lặng khi người bạn của mình đang tức giận với vấn đề của 2 người vì nghĩ có giải thích thêm cũng chẳng được gì?

Khi sự im lặng được sử dụng như một chiến thuật kiểm soát tâm lý và phát huy quyền lực trong một mối quan hệ, nó sẽ trở thành sự im lặng độc hại (silent treatment). Tuy nhiên, nếu việc im lặng chỉ đơn giản là cho đôi bên thời gian để suy nghĩ kỹ mọi việc và sau đó quay lại giải quyết vấn đề, đó lại là một câu chuyện khác. Thế silent treatment được thực hiện như nào và chúng ta nên làm gì nếu vướng phải nó.

Silent Treatment là chiêu tâm lý khi ta từ chối sự tồn tại của ai đó bằng cách ngừng phản hồi mọi thứ từ họ. Khi họ nói chuyện với ai đó xung quanh ta lảng đi chỗ khác, khi bạn không phản hồi tin nhắn của họ dù họ hỏi bạn vấn đề giữa cả 2.

Thực chất, hình thức silent treatment cũng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ thường nhật như bạn bè, người thân, những người trong mối quan hệ tình cảm. Những người đối xử với người khác bằng phương thức im lặng độc hại thường được coi là người ái kỷ (narcissist), EQ thấp, thích thao túng tâm lý, hoặc có kỹ năng giao tiếp kém.

Silent treatment tồn tại dưới nhiều chiêu thức khác nhau:

  • Im lặng khi đang tranh cãi
  • Né tránh những câu như: “Chúng mình đang có vấn đề gì vậy?” hay “ Chúng mình gặp nhau giải quyết nhé”
  • Im lặng với một người duy nhất nhưng cư xử bình thường với những người còn lại

Đầu tiên khi rơi vào hoàn cảnh bị ngó lơ sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái ức chế vì mọi nỗ lực giao tiếp của mình không được đáp trả. Nó đánh vào bản năng sơ khai của bạn vì loài người là giống loài cần giao tiếp để ý thức về sự tồn tại của bản thân. Từ đó nó khiến bạn cảm thấy bản thân mất giá trị, tổn thương lòng tự trọng, thậm chí bạn cảm thấy ghét bỏ bản thân và thấy lỗi lầm là do mình gây ra nên bạn phải xuống nước, năn nỉ họ.

Một mối quan hệ tốt đẹp cần tới từ sự nỗ lực cố gắng từ hai phía, nhưng trong trường hợp này bên kia đã không còn thái độ xây dựng thì vai trò của chúng ta sẽ là gì để bảo vệ bản thân:

  • Ngưng đổ lỗi cho bản thân

Mâu thuẫn có thể bắt nguồn từ cả 2, nhưng việc im lặng là lựa chọn của họ. Đôi khi người im lặng họ cũng không ý thức được mức độ tổn thương của sự im lặng này lên bạn mà có thể họ chọn cách im lặng để đỡ buông lời ác ý, hay họ cũng có những suy nghĩ ngổn ngang còn đang giải quyết với bản thân và cần không gian riêng tư.

  • Giao tiếp rõ ràng

Lựa chọn silent treatment có thể là họ cũng đang không biết giao tiếp một cách lành mạnh. Nếu có cơ hội gặp nhau bạn hãy cho họ biết bạn đang nghĩ gì, nhìn nhận khách quan về vấn đề đang gặp phải và hiểu cho cả những góc cạnh cảm xúc của người kia giúp các bạn giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.

  • Rời đi nếu cần thiết

Những gì bạn có thể cứu vớt mối quan hệ này bạn đã làm nhưng người kia vẫn không hề có ý định thay đổi cách thức giao tiếp. Tiếp tục ở lại mối quan hệ này chỉ khiến bạn mệt mỏi thêm thế nên hãy đặt ranh giới lành mạnh cho bản thân, chủ động rời đi kết thúc mối quan hệ có thể sẽ là cách bạn giúp bạn bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình.

Cuối cùng hãy nhớ. im lặng không phải là cách hiệu quả để giải quyết bất đồng quan điểm, học cách giao tiếp hiệu quả để chúng ta luôn có thể phát triển mối quan hệ của mình một cách tốt đẹp.

Trung tâm bối dưỡng kỹ năng Thiên Tường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *