MỘT SỐ KĨ NĂNG MỀM CẦN TRANG BỊ CHO HỌC SINH

 

Cần nhiều hơn là kiến thức để có thể thành công trong cuộc sống. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi trẻ cần phải phát triển các kỹ năng xã hội bởi thế giới xung quanh mỗi người đang ngày càng được chuyển đổi sang công nghệ.

Điều đó dẫn đến hệ quả là, tài năng cũng như sự đổi mới và sáng tạo ngày càng được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, sự phát triển sớm của những “kỹ năng mềm” này – chẳng hạn như tư duy phản biện và khả năng đưa ra quyết định – cũng giúp cải thiện thành tích học tập hằng ngày của học sinh. Bên cạnh đó, khả năng giáo viên giúp học sinh cải thiện kỹ năng mềm cũng có ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hơn là việc chú trọng nâng cao điểm thi.

Vì vậy, chúng ta nên chú trọng hơn vào việc phát triển các kỹ năng mềm trong chương trình giảng dạy.

Kỹ năng lắng nghe tích cực

Một câu hỏi được đặt ra là liệu rằng học sinh ngày nay có mất đi kỹ năng lắng nghe hay không. Học sinh, sinh viên ngày nay sử dụng máy tính xách tay và các thiết bị công nghệ thường có tuy duy phụ thuộc, ít sáng tạo hơn, hiểu ít hơn về các bài giảng so với những người ghi chép viết tay.

Các nghiên cứu khác cho thấy máy tính xách tay gây ra “ô nhiễm thị giác”, làm sao nhãng không chỉ người dùng mà còn cho những người xung quanh. Bởi vậy, mặc dù những người trẻ tuổi trong thế giới phát triển ngày càng sử dụng máy tính nhiều ở trường, nhưng kỹ năng đọc hiểu và lắng nghe truyền thống vẫn là rất quan trọng và không thể thay thế.

Đặc biệt, kỹ năng “lắng nghe tích cực” – được định nghĩa là “chú ý đầy đủ đến những gì người khác đang nói, dành thời gian để hiểu các ý được đưa ra, đặt câu hỏi phù hợp và không cắt ngang vào những thời điểm không phù hợp” – được đánh giá là một trong những kĩ năng mềm quan trọng nhất. Một loạt các phương pháp lắng nghe tích cực có thể được khuyến khích trong lớp học, bao gồm việc nhấn mạnh việc học cách tư duy thay vì chỉ thu thập thông tin và yêu cầu học sinh suy nghĩ sâu hơn và nhiều hơn là chỉ 1 câu trả lời.

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện – được định nghĩa một cách khái quát là đánh giá một cách nghiêm túc và đa chiều tính chính xác và mức độ liên quan của thông tin – thường được coi là kỹ năng cốt lõi cho những người trẻ tuổi.

Các nhà giáo dục và các nhà tuyển dụng đánh giá đó là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng để thành công trong thế kỉ 21, cùng với sự giao tiếp, sáng tạo và cộng tác.

Có rất nhiều chiến lược giảng dạy để khuyến khích tư duy phản biện, bao gồm tổ chức học tập nhóm, thảo luận nghiên cứu điển hình, học tập theo kiểu hội nghị và đánh giá bằng văn bản,… Mỗi chiến lược này được thiết kế để buộc sinh viên phải suy nghĩ về tình huống mà họ được trình bày và thảo luận về các khía cạnh khác nhau của tình huống”.

Ngoài ra, việc suy nghĩ một cách nghiêm túc và đa chiều cũng cải thiện các kỹ năng quan trọng khác, chẳng hạn như kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra quyết định.

Kỹ năng tự giám sát, tự quản lý

Trong giáo dục, thuật ngữ tự giám sát (Self – monitoring) mô tả cách học sinh “thực hiện sâu sắc hơn, theo dõi, thao tác và cải thiện việc học của chính mình”. và điều quan trọng là cả trên lớp học và cả ở nhà. Kỹ năng tự giám sát và đánh giá được kết nối với khả năng giám sát và đánh giá những người khác và rất quan trọng trong khi làm việc nhóm. Kỹ năng này cũng liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian.

Kỹ năng phục hồi cảm xúc

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong tương lai cần có để làm việc với hiệu suất sức khỏe: khả năng phục hồi cảm xúc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là nguyên nhân chính gây bệnh tật và khuyết tật: hơn 300 triệu người trên toàn cầu sống với tình trạng này, tăng hơn 18% trong giai đoạn 2005-2015.

Diễn đàn kinh tế thế giới và nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Harvard ước tính chi phí toàn cầu của tất cả các tình trạng sức khỏe tâm thần là 2,5 nghìn tỷ đô la, một khoản tiền dự kiến đạt 6 nghìn tỷ đô la vào năm 2030.

Hầu hết trầm cảm có liên quan đến căng thẳng, và các nhà nghiên cứu cho rằng tăng khả năng phục hồi cảm xúc là rất quan trọng để giảm trầm cảm từ các tác nhân như lo lắng và các cảm xúc tiêu cực khác.

Giáo viên có thể thúc đẩy khả năng phục hồi cảm xúc của học sinh bằng cách khuyến khích vào năng lực của trẻ, khoan dung đối với những sai lầm và khả năng của các em trong việc đặt mục tiêu. Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn thành các bước đơn giản và nhấn mạnh tầm quan trọng của những sai lầm trong việc đạt được thành công cũng giúp trẻ tránh bị choáng ngợp bởi nhiệm vụ hoặc lo sợ thất bại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *