- Tư duy linh hoạt, khả năng thích nghi cao:
Trong thời đại kỹ thuật số, mọi thứ đang thay đổi theo cấp số nhân. Khi đi làm, các nhân viên sẽ phải tìm hiểu phần mềm hoặc chương trình mới nhất, cập nhật một phiên bản tốt nhất hàng ngày. Các ứng viên tuyển dụng trong tương lai sẽ cần phải thích ứng với các điều kiện thay đổi cũng như có thể học những điều mới mẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, không ai có thể tách mình ra khỏi đời sống cộng đồng, nhất là khi làm việc. Các ứng viên tuyển dụng trong tương lai cần có khả năng giao tiếp với mọi người trong nhóm của họ, cũng như những người bên ngoài nhóm và tổ chức.
- Kỹ năng hợp tác:
Hầu hết các lớp học xây dựng môi trường cạnh tranh và tư duy, làm việc độc lập hơn là tinh thần đồng đội và cộng tác. Tuy nhiên, các công việc trong tương lai đòi hỏi rất nhiều kĩ năng làm việc nhóm. Các ứng cử viên tuyển dụng trong tương lai sẽ cần phải nhanh chóng thích nghi với một nền văn hóa cộng tác. Họ sẽ cần cộng tác với những người khác trong và ngoài tổ chức.
- Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề:
Hiện nay người ta tập ít tuyển dụng nhân viên theo các hướng dẫn, hình thức cũ mà tập trung vào việc tuyển dụng những người có suy nghĩ nghiêm túc và biết cách giải quyết vấn đề. Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, nhà tuyển dụng cần những nhân viên có thể giải quyết vấn đề, cung cấp ý tưởng và giúp phát triển tổ chức.
- Ý thức tự giác:
Mỗi học sinh, sinh viên cần rèn luyện cho mình khả năng lập kế hoạch, tổ chức, tạo và thực thi độc lập, thay vì chờ ai đó làm giúp cho mình.
- Khả năng nghi vấn – đặt câu hỏi:
Phần lớn các đánh giá học tập thường dựa vào câu trả lời của học sinh. Hiếm khi học sinh, sinh viên được đánh giá dựa trên mức độ họ có thể đặt câu hỏi. Tuy nhiên, khả năng đặt ra những câu hỏi lớn là một kỹ năng quan trọng cần thiết trong một nền văn hóa đòi hỏi phải đổi mới liên tục.
- Kỹ năng công nghệ thông tin:
Hầu hết các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ. Trong kỷ nguyên số, công nghệ ở mọi nơi. Các trường học đã có những bước thay đổi để thích nghi với điều này, tuy nhiên còn rất chậm. Hiếm khi các học sinh, sinh viên được yêu cầu hoặc được dạy để học công nghệ thông tin một cách hiệu quả. Điều này cần phải được chú trọng khắc phục.
- Sáng tạo và đổi mới:
Kỹ năng này được đề cập thường xuyên. Nó tương quan với khả năng đặt câu hỏi và khả năng giải quyết vấn đề. Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm nhân viên cho các giải pháp sáng tạo và đổi mới cho các vấn đề còn tồn tại.
- Kỹ năng mềm:
Trường học hiếm khi dành thời gian dạy học sinh kỹ năng mềm, bao gồm các kỹ năng như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tổ chức, khả năng nhìn vào mắt ai đó khi nói chuyện với họ, hoặc sử dụng cái bắt tay vững chắc… Những kĩ năng mềm này tưởng chừng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được nếu không được luyện tập nghiêm túc trong một thời gian nhất định.
- Khả năng đồng cảm với người khác:
Mặc dù kỹ năng này luôn quan trọng, nhưng nó dường như đang dần biến mất. Học sinh, sinh viên cần học cách đặt mình vào vị trí của người khác, để thấu hiểu cảm xúc của họ, và để giúp giải quyết vấn đề của họ. Đây là kĩ năng rát quan trọng để cải thiện các mối quan hệ xã hội và giúp một người có thể thành công với các mối quan hệ của mình.
Kết luận:
Chúng ta thường áp đặt rằng điều quan trọng mà học sinh, sinh viên phải học là một bộ kiến thức cơ bản, nhưng chúng ta không giúp các em phát triển 10 kỹ năng trên. Các nhà giáo dục cần phải cho học sinh, sinh viên áp dụng những gì họ đang học bằng cách tham gia vào các dự án. Các em cần phải tham gia vào các kỹ năng tư duy bậc cao hơn để có thể phát triển các kỹ năng quan trọng cho thành công trong tương lai của mình.
Diệu Khanh(dịch)