BẠN HAY MẮC PHẢI NHỮNG LỖI TƯ DUY NÀO

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng kết quả của 1 trận đá bóng đã được mình dự đoán từ trước, bạn đã bao giờ thấy một người bạn ngưỡng mộ họ nói gì cũng đúng?

Tất cả những suy nghĩ phán đoán trên của bạn đều là những suy tính gây nhiễu bởi thiên kiến nhận thức. Thiên kiến nhận thức mô tả các khuynh hướng bẩm sinh của bộ óc con người đó là suy nghĩ, phán đoán và hành xử theo những cách phi lý, sẽ thường vi phạm những logic hợp lý, lý trí đúng đắn hoặc phán đoán đúng đắn. 

Trong thời đại thông tin ngày hôm nay nhận thức về những thiên kiến này giúp ta hiểu được cách chúng xen vào cách mình tư duy và đưa ra quyết định từ đó tiếp nhận, phản biện thông tin một cách hợp lý.  

  1. Optimism bias: Khuynh hướng lạc quan

Là xu hướng bạn lạc quan quá mức khiến bạn lờ đi những yếu tố rủi ro.

Ví dụ bạn nghĩ rằng bản thân dự định chi tiêu 1 mức nhỏ thôi mà không tính tới những rủi ro bất ngờ.

  1. Pessimism bias: Khuynh hướng tiêu cực

Là khi bạn chú ý đến những tin xấu hơn những tin tốt. Đây là những thiên kiến tự nhiên của loài người từ thời tiền sử để phòng vệ trước những mối đe dọa, rủi ro. 

Ví dụ khi facebook của bạn có những tin giật gân như là người yêu bạo hành bạn gái khiến bạn thu hút và click vào xem dễ dàng hơn những tin tiêu cực.

  1. Thiên kiến xác nhận

Chúng ta có xu hướng tiếp nhận những thông tin đã đúng với niềm tin của mình từ trước đó. Từ đó khiến bạn bám rễ càng sâu vào niềm tin ban đầu của mình

Ví dụ: Bạn đọc cung hoàng đạo thấy rằng người thuộc cung bọ cạp thường trung thủy khi yêu nên bạn cắm chốt với thông tin đó, ai thuộc cung bọ cạp trung thủy khi yêu thì bạn xác nhận đúng nhưng với những thông tin khác không đúng thì bạn lại bỏ qua.

  1. Hiệu ứng hào quang

Xảy ra khi bạn có ấn tượng về 1 người ở một khía cạnh nhất định nhưng nên bạn mặc định những khía cạnh khác của họ cũng tốt như thế.

Ví dụ khi bạn thích gu ăn mặc của một người nào đấy bạn cũng dễ dàng thấy gu nghe nhạc của họ phù hợp với mình

  1. Empathy gap: Khoảng cách thấu cảm

Xảy ra khi bạn không hiểu tâm lý của người đối diện và đưa ra những quyết định thỏa mãn cho tâm lý bản thân.

Ví dụ khi bạn không thể hiểu vì sao cô bạn thân mình lại bi lụy vì anh chàng người yêu cũ tới thế và cho rằng người bạn của mình thật phụ thuộc.

Việc nhận ra và giải quyết các thiên kiến ​​nhận thức là điều cần thiết để thúc đẩy tư duy phản biện và có hiểu biết. Thời đại kỹ thuật số khuếch đại những thiên kiến ​​này, khiến việc triển khai các chiến lược tăng cường quá trình ra quyết định trở nên quan trọng. Việc dạy các kỹ năng tranh luận và tư duy phản biện giúp các thế hệ tương lai đánh giá thông tin một cách có phê phán và tham gia vào các cuộc thảo luận với 1 thái độ cởi mở hơn. Ngoài ra, khuyến khích đối thoại trong gia đình 1 cách tôn trọng lẫn nhau giúp trẻ em học cách xử lý các ý kiến ​​khác nhau mang tính xây dựng. Những nền tảng của tư duy phản biện này sẽ giúp tạo ra một xã hội có hiểu biết hơn, cân bằng hơn.

Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng Thiên Tường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *