TRƯỜNG HỌC VÀ CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG NHẤN MẠNH TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM, CÁC KỸ NĂNG CỐT LÕI
Các chuyên gia xây dựng tiêu chuẩn, các nhà thiết kế chương trình giảng dạy, và các nhà giáo đã dành nhiều năm kêu gọi cải tiến chương trình giảng dạy và đào tạo để trang bị tốt hơn cho học sinh trước khi tốt nghiệp phổ thông.
Tất cả chúng tôi cùng có chung quan điểm rằng một nền giáo dục phải cung cấp được cho học sinh những gì cần thiết để các em có thể vào đại học và giúp ích cho sự nghiệp sau này. Chúng tôi có các số liệu thống kê về thực trạng nhiều sinh viên không được trang bị tốt để thích nghi với sự khắc nghiệt của đại học, khiến việc hoàn thành tín chỉ trở nên khó khăn hơn, làm giảm khả năng tốt nghiệp.
Tuy vậy, sự thành công trong công việc và học hành không phải là điều mà chỉ với một chương trình giảng dạy tốt có thể đáp ứng, mà cần nhiều hơn thế. Trong thực thế, ngay cả tầng nghĩa sâu xa nhất của văn học cổ điển hay toán học cao cấp cũng không thể làm khó một bạn trẻ đang ở đỉnh cao của độ tuổi trưởng thành, nhưng tiếng nói của những người đứng đầu lực lượng lao động lại chỉ ra một bản chất khác của vấn đề, đó là khoảng cách về năng lực và kỹ năng, hơn là về kiến thức.
Hiện nay, các nhà tuyển dụng nhận thấy những sinh viên mới tốt nghiệp thiếu hụt kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm còn được coi như kỹ năng then chốt, kỹ năng cốt lõi hay năng lực làm việc. Rất nhiều ngành nghề, thậm chí cả trong đời sống thường ngày cũng đòi hỏi các kỹ năng này. Nó bao gồm những đặc điểm như:
- Sự chính trực
- Khả năng giao tiếp
- Tính trách nhiệm
- Tính chuyên nghiệp
- Tính linh hoạt
- Khả năng làm việc nhóm
Trong khi CareerBuilder cho rằng các kỹ năng mềm không thể thiếu để thành công trong công việc, thì 77% nhà tuyển dụng nói rằng chúng cũng cần thiết như các kỹ năng chuyên môn. Các giáo sư đại học cũng đồng ý rằng để thành công trong học tập cần cả hai nhóm kỹ năng này. Để học tốt đại học, các sinh viên phải có khả năng quản lý thời gian, khả năng hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, hòa đồng với bạn cùng lớp và bạn cùng phòng, cũng như khả năng đương đầu với thất bại.
Chúng ta rèn luyện các kỹ năng phần mềm thông qua xã hội hóa, học hỏi những giá trị, thái độ và hành động – từ sự tương tác với người khác. Bởi xã hội hóa và xây dựng các mối quan hệ là điều quan trọng trong độ tuổi thanh thiếu niên, do đó, môi trường hoàn hảo để kết hợp phát triển các kỹ năng mềm là môi trường học đường, đặc biệt là trung học cơ sở. Bằng cách bổ sung các kỹ năng này vào kế hoạch giảng dạy và nội quy lớp học, các nhà giáo có thể trang bị cho học sinh của mình những điều cần thiết để thành công sau khi tốt nghiệp
Nên bắt đầu từ đâu?
Nhiều chương trình giảng dạy kỹ năng mềm miễn phí đã có và đề xuất các hoạt động thú vị, phù hợp với học sinh trung học cơ sở. Các hoạt động này giúp học sinh đưa ra nhận định và suy ngẫm về sự phát triển kỹ năng mềm của bản thân. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất để giáo dục kỹ năng sống là tích hợp nội dung vào nhiều khía cạnh khác nhau trong chương trình giảng dạy. Dưới đây là một số đề xuất:
- Sự chính trực: Có thể thúc đẩy tính chính trực bằng cách kết hợp làm việc nhóm vào trong các hoạt động học tập. Mỗi thành viên đảm nhận trách nhiệm cho một nhiệm vụ cụ thể hoặc kết quả của cả nhóm. Khi kết thúc bài tập nhóm, hãy yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét về những đóng góp của mình trong công việc và lý do tại sao các em có được số điểm/kết quả ấy.
- Kỹ năng giao tiếp: Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc viết lách cho các chuyên gia (những nhà chuyên môn, thành viên hội đồng khoa học,…) từ việc thảo luận và thuyết trình trong nhóm. Học sinh sẽ có khả năng trình bày về mặt học thuật trong quá trình thảo luận trên lớp.
- Lịch sự: Yêu cầu học sinh lịch sự và tôn trọng nhau khi ở trên lớp và khi làm việc trực tuyến. Trò chuyện tích cực cũng là một cách thúc đẩy sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp.
- Trách nhiệm: Đừng thúc đẩy tính trách nhiệm bằng cách cho các em điểm 0 khi đi trễ hay không nộp bài. Những học sinh không nộp bài cần được giải thích lý do tại sao không hoàn thành bài tập và để các em tự đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này trong tương lai. Giáo viên không nên tự ý thêm thời hạn, hãy để học sinh tự đề xuất nếu các em cần thêm thời gian hoàn thành bài tập.
- Tính chuyên nghiệp: Thúc đẩy tính chuyên nghiệp thông qua nội quy lớp học như: đúng giờ, chuẩn bị bài, tôn trọng người khác, hoàn thành bài tập, và chỉnh sửa các bài viết theo yêu cầu.
- Sự linh hoạt: Giao cho học sinh những dự án dài hạn và dựa trên vấn đề cụ thể; các dự án này phải được hoàn thành theo các yêu cầu đề ra và diễn ra theo từng giai đoạn mà các em thấy phù hợp. Các hoạt động này giúp học sinh giữ kỷ luật, tập trung, giải quyết vấn đề, và biết tự giám sát.
Ngoài giờ học, giáo viên có thể khuyến khích học sinh phát triển kỹ năng mềm bằng cách cho các em cơ hội tiếp xúc với nơi làm việc hoặc tham gia các chương trình trải nghiệm nghề nghiệp, dự án công việc. Tuy nhiên, cách dễ dàng và thực tế nhất để học sinh thấm nhuần các kỹ năng mềm là làm mẫu. Khi thấy người lớn thực hiện thường xuyên các kỹ năng: làm việc theo nhóm, tôn trọng các bạn và các giáo viên, giao tiếp hiệu quả, đúng giờ và luôn trong tâm thế sẵn sàng – học sinh không những hiểu được giá trị của kỹ năng mềm, mà còn biết cách để áp dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Một tương lai tươi sáng
Theo cựu Tổng thống Obama, giáo dục và kinh tế có mối liên hệ mật thiết, các nhà giáo cũng có thể sử dụng chuyên môn của họ để thêm thu nhập. Để làm được như vậy, những người làm giáo dục phải chú trọng vào việc giúp học sinh phát triển các kỹ năng phần mềm, đóng góp một phần vào sự thành công trong học tập cũng như trong công việc của các em.
Dạy kỹ năng mềm
Dưới đây là một số tài liệu trực tuyến giúp các nhà giáo tích hợp hướng dẫn các kỹ năng mềm trong giảng dạy:
Hội đồng Giáo dục Kỹ năng mềm Pinterest
www.pinterest.com/aes4cte/soft-skills-education
Khám phá Nghề nghiệp và kỹ năng làm việc với Mr. B.
http://breitlinks.com/careers/career_activities.htm
Giáo án Kỹ năng xã hội cho học sinh Trung học Cơ sở
http://www.cccoe.net/social/skillslist.htm
Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng Thiên Tường ART